Bài giới thiệu bởi Nghe Nhìn Số, vui lòng ghi nguồn khi trích dẫn
Tham khảo thêm chi tiết sản phẩm tại https://nghenhinso.com/shure-sm7b-micro-ca-hat-podcast-thu-am-long-tieng--2729.html
Quý vị có thể xem video giới thiệu
Lịch sử ra đời
Câu chuyện với Shure SM7 ra đời thực sự bắt đầu với mẫu đàn anh SM5, micro dòng dynamic được hãng giới thiệu 1964 mục đích phục vụ cho các phát thanh viên, BTV truyền hình và làm phim.
Vài năm sau đó Shure nghiên cứu và phát triển 1 mẫu micro mới được thiết kế chuyên dụng cho ngành thu âm studio, phát thanh viên và lồng tiếng phim, theo đó mẫu Shure SM7 được các kỹ sư phát triển dựa trên mẫu SM57 ứng dụng công nghệ Unidyne III và thiết kế nó phù hợp cho một cây micro chuyên dụng phục vụ đáp ứng nhu cầu trên.
Đến năm 1973 thì cây Shure SM7 ra đời.
Nguồn gốc của dòng SM huyền thoại
Vào năm 1963, Bob Carr khi đó là Giám đốc kinh doanh của Shure đã đưa ra một bản kiến nghị cho dòng sản phẩm mới có thiết kế chuyên dụng cho ngành phát thanh, truyền hình và phim ảnh.
Về cơ bản, dòng SM (Studio Microphone) vẫn dựa trên những micro đã thịnh hành nhưng được thiết kế biến đổi để phù hợp sử dụng trong môi trường studio như đã nói ở trên. Trên yêu cầu đó các kỹ sư của Shure đã thiết kế các mẫu micro không bị phản chiếu trong môi trường tối màu như phòng thu, sử dụng kết nối XLR 3 pin, trở kháng thấp và nút tắt mở được loại bỏ hoặc dấu phía sau các tấm che để giảm thiểu tai nạn do đang thu không may gạt nút off làm tắt tiếng khi đang ghi âm ghi hình.
TẠI SAO SM7B LUÔN LÀ CHỌN LỰA SỐ 1 CHO ÂM THANH THU TIẾNG NÓI
Trong năm 1964, dòng SM được Shure giới thiệu bao gồm các mẫu như SM5, SM33, SM50, SM56, SM76 sau đó 1 năm mẫu SM57 và SM58 được ra mắt, nhanh chóng và bất giờ 2 model đã được đón nhận và sử dụng rộng rãi không những trong studio mà cả trên sân khấu biểu diễn và ở gia đình cho đến tận ngày nay.
Tới năm 1973, mẫu SM7 được giới thiệu và nhanh chóng trở thành ngôi sao sáng, là lựa chọn hàng đầu cho micro phòng thu.
Gerry Plice và Bằng sáng chế SM7
Gerry Plice là một kỹ sư phát triển micro cuả Shure, người đã nhận được bằng sáng chế cho SM7 vào ngày 19/11/1974, đáng nói ở đây là điều không bình thường khi trước đây thông thường các mẫu micro sẽ được thiết kế 2 phần bởi 2 bộ phận khác nhau. Một sẽ chuyên thiết kế phần âm thanh của micro bên trong và 1 bộ phận hay nhà thiết kế sẽ đảm nhận phần hình dáng bên ngoài. Điều lạ đã xảy ra đó là Gerry, một kỹ sư chưa qua trường lớp về thiết kế công nghiệp đã cho ra đời một trong những cây micro có thiết kế mang tính biểu tượng cho đến ngày nay.
Các Biến thể
Shure đã sử dụng công nghệ Unidyne III trong rất nhiều mẫu micro dòng Dynamic, trong đó có SM57, SM58®, và cả SM7 nhưng SM7 có một sự khác biệt trong thiết kế nằm ở cartridge. Là một mẫu micro được thiết kế cho voice phục vụ ngành phát thanh truyền hình nên màng mic được tối ưu làm tăng khả năng bắt tiếng trầm (tăng phản hồi dải trầm ấm của phát thanh viên, diễn viên lồng tiếng) bằng cách làm màng mỏng hơn, cuộn voice coil lớn hơn, tiết diện rộng hơn làm tăng khả năng bắt tiếng to rõ ràng hơn, nhờ đó cho âm trầm thu được và phát ra rất tự nhiên.
Để tăng độ lớn tiếng nói đầu ra, Shure đã đã sử dụng dây đồng có đường kính dùng trong cuộn voice coil nhỏ hơn 3 lần so với các mẫu như SM57 hay SM58, cùng với màng rung mỏng hơn và cuộn coil lớn hơn đã giúp SM7 có được dải trầm, ấm, dồi dào và tự nhiên cho các phát thanh viên, diễn viên.
Kết luận
Từ khi ra đời đến nay, với lịch sử 50 năm phát triển mẫu Shure SM7B có thể không phải là 1 micro dạng Best Seller vì phân khúc thị trường hẹp nhưng tuổi đời cho thấy đây là mẫu micro trường tồn và còn tiếp tục phát triển. Đối với những bạn làm trong lĩnh vực âm thanh studio luôn là lựa chọn hàng đầu,ngày nay còn phổ biến hơn trong lĩnh vực Podcast, stream trên mạng xã hội thì SM7B luôn đáp ứng nhu cầu đó tuyệt vời, nó cũng mang một nét riêng trông rất “ngầu” mỗi khi ai đó nhìn thấy. Đó không những một nét riêng của cái tôi của bạn mà còn góp phần thúc đẩy lượng view, tăng lượng khách hàng, khán thính giả mỗi khi bạn lên sóng.